Hãy kiểm tra bảng lương xem bạn bị trừ những khoản tiền nào
Kakei Sachiko (48 tuổi) Kakei Yoshio (52 tuổi) Kakei Megumi (25 tuổi)
Một buổi tối tại nhà Kakei. Sau khi dọn dẹp bữa tối, cô Sachiko cùng chồng là ông Yoshio chuẩn bị cùng nhau uống rượu. Trong lúc ấy, cô con gái Megumi trở về nhà. Buổi sáng trước khi đi làm cô đã rất vui vẻ khoe rằng hôm nay là ngày được trả lương nhưng giờ đây nhìn mặt cô có vẻ khá mệt mỏi.
Kakei Yoshio: Bố với mẹ chuẩn bị uống rượu đây, con tham gia không?
Kakei Megumi: Con phải ăn trước đã, đói quá.
Kakei Sachiko:Con gọi điện nói về muộn nên tưởng con đi uống với mọi người.
Megumi: Hôm nay công ty trả lương nên mấy nhân viên mới nhờ con giải thích về các khoản tiền bị trừ trong tiền lương nhận được nên con đã không ăn gì mà giải thích cho họ mãi. Cuối cùng muộn quá đành chào từ biệt nhưng có vẻ họ còn muốn hỏi thêm. Con muốn giải thích cho họ hiểu cặn kẽ nên mẹ có thể chỉ con cách nói không?
Yoshio:Còn phải quan tâm những mục đấy hả? Bố chỉ cần biết số tiền mình nhận được là bao nhiêu thôi.
Sachiko: Những người chỉ chú ý khoản tiền công ty trả「総支給額」, khoản tiền bị trừ「総控除額」, khoản tiền thực sự nhận được「手取り額」như ông chiếm đa số. Thế nhưng các khoản tiền bị trừ được dùng vào việc gì cũng cần được biết đến. Biết đâu có khi khó khăn thì mình lại dùng đến nó thì sao. Khi gặp việc này việc kia nên dùng đến chế độ đãi ngộ nào, có nên tham gia bảo hiểm hay không cũng cần thiết. Cô Yatsui Keiko bạn mẹ làm bên tài chính đã nói bảng lương đấy chính là cửa sổ kết nối con người và xã hội.
Yoshio:Thế nhưng bảng lương toàn số với số, khó hiểu lắm.
Sachiko: Trước tiên cần phải biết chấm công「勤怠」, thanh toán「支給」, khấu trừ「控除」thì sẽ dễ dàng hơn. Chấm công「勤怠」là ngày giờ làm việc trong tháng hay giờ làm thêm, giờ làm trễ hay sớm, hoặc nghỉ làm,...thanh toán「支給」là tiền công ty trả ứng với thu nhập.
Megumi:Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm sức khoẻ đấy ạ?
Sachiko:Khi vào công ty thì nhân viên mới sẽ có 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm việc làm. Bảo hiểm sức khoẻ dùng khi bản thân hoặc người thân trong gia đình phụ thuộc vào người tham gia gia bảo hiểm bị ốm, bệnh tại các bệnh viện, phòng khám công. Tuỳ theo công ty lớn nhỏ mà tiền bảo hiểm sức khoẻ lại khác nhau. Bảo hiểm hưu trí là tiền sẽ được nhận lại khi nghỉ hưu về già, bị thương tật hoặc khi tử vong thì tiền sẽ được chuyển cho người nhà. Còn tiền bảo hiểm việc làm sẽ đem lại sự an tâm cho người tham gia, không chỉ nhận được tiền khi thất nghiệp hay nghỉ việc mà còn khi học tập để nâng cao kiến thức nữa.
Megumi:Vậy tiền khấu trừ được quyết định như thế nào?
Sachiko:Ví dụ dễ hiểu nhất như tiền bảo hiểm việc làm nhé. Trường hợp các doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản hay kiến trúc, 0.3% tổng tiền lương và hoa hồng sẽ được trích để nộp bảo hiểm việc làm. Còn lại 0.6 % sẽ do công ty trả.
Yoshio:Ngoài bảo hiểm việc làm ra thì sao?
Sachiko:Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm hưu trí không trích phần trăm lương mà dựa vào nó mà đưa ra mức giá nhất định hàng tháng. Vì mỗi tháng số tiền nhận được không phải cố định nên định giá ra để thu tiền sẽ dễ dàng hơn. Người ta sẽ lấy tổng tiền nhận được bao gồm tiền lương cố định, tiền làm thêm, tiền đi lại trong 4 đến 6 tháng tính trung bình rồi quyết định mức giá cần nộp cho một năm. Ví dụ tổng tiền từ 33 đến 35 man thì trung bình sẽ là 34 man.
Yoshio:Tôi không biết việc này luôn đấy.
Sachiko:Dựa vào thu nhập hàng tháng đấy mà trích ra theo tỉ lệ để đóng các loại bảo hiểm, phần còn lại sẽ do công ty trả. Bảo hiểm hưu trí là 18.3% nên tự người tham gia sẽ trả 9.15%. Bảo hiểm sức khoẻ thì tuỳ mỗi nơi mỗi khác, có công ty chịu trả gần như toàn bộ.
Bảo hiểm sức khoẻ
Mức quy định x 9.9% x 0.5
Bảo hiểm điều dưỡng
Mức quy định x 1.57% x 0.5
Bảo hiểm hưu trí
Mức quy định x 18.3% x 0.5
Bảo hiểm việc làm
Tổng thu nhập x 0.3%
Megumi:Cho con xem bảng lương của bố đi, để con hiểu thêm
Yoshio: Được.
Megumi: A, bảo hiểm điều dưỡng 「介護保険料 」này là gì vậy ạ?Trong bảng lương của con thì lúc nào cũng là số 0.
Sachiko: Bảo hiểm điều dưỡng là tiền dành cho người cao tuổi cần điều dưỡng. Vì trên 40 tuổi mới được hưởng nên cũng bắt đầu từ năm 40 tuổi mới phải đóng.Tuỳ vào từng hiệp hội hay bảo hiểm sức khoẻ mà tiền đóng sẽ khác nhau.
Megumi:Những người mới vào công ty thì trong bảng lương khi thuế cứ trú 「住民税」 là số 0.
Sachiko:Thuế thu nhập「所得税」 và thuế cư trú 「住民税」cũng sẽ dựa vào thu nhập của mỗi người, thuế thu nhập sẽ phụ thuộc vào tổng tiền lương, phí đi lại, trừ đi bảo hiểm xã hội. Thuế cư trú sẽ dựa vào thu nhập của một năm trước đấy, Vì vậy khi mới vào công ty, không phải trả khoản thuế này, bắt đầu từ tháng 6 của năm thứ 2 làm việc mới phải trả.
Bảo hiểm hưu trí
Hàng năm vào tháng 10 sẽ đổi mức nộp mới
Bảo hiểm điều dưỡng
Tham gia từ trước sinh nhật 40 tuổi một ngày. Tháng 10 hàng năm sẽ đổi mức nộp.
Thuế cư trú
Tính từ tháng 6 năm thứ 2 kể từ khi vào công ty.
Megumi: Vậy con nhất định sẽ nói lại với nhân viên mới.
Sachiko: Vì có trường hợp tăng lương cơ bản nhưng tổng tiền nhận được vẫn không đổi, nên chú ý về chi tiêu gia đình tránh gặp khó khăn. Dựa vào thu nhập bình quân từ tháng 4 đến tháng 6 mà quyết định mức tiền phải đóng, từ tháng 9 bắt đầu thu theo mức đấy, nên nếu tháng 10 tiền lương có thay đổi thì cũng đừng quá ngạc nhiên.
■Xác nhận trên bảng chấm công tiền làm thêm giờ
Theo lời cô Sasaki Yumiko bên Bảo hiểm lao động xã hội
Hãy xác nhận rằng bảng chấm công và tiền làm thêm giờ trên bảng lương có sai gì không. Ví dụ như có khả năng là những ngày nghỉ mà phải đi làm hay tiền tăng ca không được tính. Có những công ty trả tiền tăng ca cố định nên nếu làm quá giờ tăng ca bình thường họ sẽ sai sót mà không tính vào. Ví dụ hàng tháng trả tiền tăng ca 30 tiếng nhưng thực chất làm 35 tiếng thì 5 tiếng còn lại bị sai, nên phải xác nhận để lấy tiền 5 tiếng đó.
Không thể phủ định việc tiền bảo hiểm và tiền thuế có đôi khi cũng bị tính sai. Không nhất thiết phải tính hàng thang nhưng ít nhất 1 năm 1 lần nên kiểm tra lại. Có gì không đúng thì hãy liên lạc với người quản lý tính toán. Nếu chứng minh được số tiền bị thiếu thì hãy thảo luận với cục kiểm định lao động.
(Người nghe Fuji Yoshinori)
Dựa theo báo Nikkei ngày 25 tháng 4 năm 2018
https://style.nikkei.com/article/DGXMZO29760220U8A420C1NZKP00?channel=DF130120166345
Kakei Sachiko (48 tuổi) Kakei Yoshio (52 tuổi) Kakei Megumi (25 tuổi)
Một buổi tối tại nhà Kakei. Sau khi dọn dẹp bữa tối, cô Sachiko cùng chồng là ông Yoshio chuẩn bị cùng nhau uống rượu. Trong lúc ấy, cô con gái Megumi trở về nhà. Buổi sáng trước khi đi làm cô đã rất vui vẻ khoe rằng hôm nay là ngày được trả lương nhưng giờ đây nhìn mặt cô có vẻ khá mệt mỏi.
Kakei Yoshio: Bố với mẹ chuẩn bị uống rượu đây, con tham gia không?
Kakei Megumi: Con phải ăn trước đã, đói quá.
Kakei Sachiko:Con gọi điện nói về muộn nên tưởng con đi uống với mọi người.
Megumi: Hôm nay công ty trả lương nên mấy nhân viên mới nhờ con giải thích về các khoản tiền bị trừ trong tiền lương nhận được nên con đã không ăn gì mà giải thích cho họ mãi. Cuối cùng muộn quá đành chào từ biệt nhưng có vẻ họ còn muốn hỏi thêm. Con muốn giải thích cho họ hiểu cặn kẽ nên mẹ có thể chỉ con cách nói không?
Yoshio:Còn phải quan tâm những mục đấy hả? Bố chỉ cần biết số tiền mình nhận được là bao nhiêu thôi.
Sachiko: Những người chỉ chú ý khoản tiền công ty trả「総支給額」, khoản tiền bị trừ「総控除額」, khoản tiền thực sự nhận được「手取り額」như ông chiếm đa số. Thế nhưng các khoản tiền bị trừ được dùng vào việc gì cũng cần được biết đến. Biết đâu có khi khó khăn thì mình lại dùng đến nó thì sao. Khi gặp việc này việc kia nên dùng đến chế độ đãi ngộ nào, có nên tham gia bảo hiểm hay không cũng cần thiết. Cô Yatsui Keiko bạn mẹ làm bên tài chính đã nói bảng lương đấy chính là cửa sổ kết nối con người và xã hội.
Yoshio:Thế nhưng bảng lương toàn số với số, khó hiểu lắm.
Sachiko: Trước tiên cần phải biết chấm công「勤怠」, thanh toán「支給」, khấu trừ「控除」thì sẽ dễ dàng hơn. Chấm công「勤怠」là ngày giờ làm việc trong tháng hay giờ làm thêm, giờ làm trễ hay sớm, hoặc nghỉ làm,...thanh toán「支給」là tiền công ty trả ứng với thu nhập.
Megumi:Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm sức khoẻ đấy ạ?
Sachiko:Khi vào công ty thì nhân viên mới sẽ có 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm việc làm. Bảo hiểm sức khoẻ dùng khi bản thân hoặc người thân trong gia đình phụ thuộc vào người tham gia gia bảo hiểm bị ốm, bệnh tại các bệnh viện, phòng khám công. Tuỳ theo công ty lớn nhỏ mà tiền bảo hiểm sức khoẻ lại khác nhau. Bảo hiểm hưu trí là tiền sẽ được nhận lại khi nghỉ hưu về già, bị thương tật hoặc khi tử vong thì tiền sẽ được chuyển cho người nhà. Còn tiền bảo hiểm việc làm sẽ đem lại sự an tâm cho người tham gia, không chỉ nhận được tiền khi thất nghiệp hay nghỉ việc mà còn khi học tập để nâng cao kiến thức nữa.
Megumi:Vậy tiền khấu trừ được quyết định như thế nào?
Sachiko:Ví dụ dễ hiểu nhất như tiền bảo hiểm việc làm nhé. Trường hợp các doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản hay kiến trúc, 0.3% tổng tiền lương và hoa hồng sẽ được trích để nộp bảo hiểm việc làm. Còn lại 0.6 % sẽ do công ty trả.
Yoshio:Ngoài bảo hiểm việc làm ra thì sao?
Sachiko:Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm hưu trí không trích phần trăm lương mà dựa vào nó mà đưa ra mức giá nhất định hàng tháng. Vì mỗi tháng số tiền nhận được không phải cố định nên định giá ra để thu tiền sẽ dễ dàng hơn. Người ta sẽ lấy tổng tiền nhận được bao gồm tiền lương cố định, tiền làm thêm, tiền đi lại trong 4 đến 6 tháng tính trung bình rồi quyết định mức giá cần nộp cho một năm. Ví dụ tổng tiền từ 33 đến 35 man thì trung bình sẽ là 34 man.
Yoshio:Tôi không biết việc này luôn đấy.
Sachiko:Dựa vào thu nhập hàng tháng đấy mà trích ra theo tỉ lệ để đóng các loại bảo hiểm, phần còn lại sẽ do công ty trả. Bảo hiểm hưu trí là 18.3% nên tự người tham gia sẽ trả 9.15%. Bảo hiểm sức khoẻ thì tuỳ mỗi nơi mỗi khác, có công ty chịu trả gần như toàn bộ.
Bảo hiểm sức khoẻ
Mức quy định x 9.9% x 0.5
Bảo hiểm điều dưỡng
Mức quy định x 1.57% x 0.5
Bảo hiểm hưu trí
Mức quy định x 18.3% x 0.5
Bảo hiểm việc làm
Tổng thu nhập x 0.3%
Megumi:Cho con xem bảng lương của bố đi, để con hiểu thêm
Yoshio: Được.
Megumi: A, bảo hiểm điều dưỡng 「介護保険料 」này là gì vậy ạ?Trong bảng lương của con thì lúc nào cũng là số 0.
Sachiko: Bảo hiểm điều dưỡng là tiền dành cho người cao tuổi cần điều dưỡng. Vì trên 40 tuổi mới được hưởng nên cũng bắt đầu từ năm 40 tuổi mới phải đóng.Tuỳ vào từng hiệp hội hay bảo hiểm sức khoẻ mà tiền đóng sẽ khác nhau.
Megumi:Những người mới vào công ty thì trong bảng lương khi thuế cứ trú 「住民税」 là số 0.
Sachiko:Thuế thu nhập「所得税」 và thuế cư trú 「住民税」cũng sẽ dựa vào thu nhập của mỗi người, thuế thu nhập sẽ phụ thuộc vào tổng tiền lương, phí đi lại, trừ đi bảo hiểm xã hội. Thuế cư trú sẽ dựa vào thu nhập của một năm trước đấy, Vì vậy khi mới vào công ty, không phải trả khoản thuế này, bắt đầu từ tháng 6 của năm thứ 2 làm việc mới phải trả.
Bảo hiểm hưu trí
Hàng năm vào tháng 10 sẽ đổi mức nộp mới
Bảo hiểm điều dưỡng
Tham gia từ trước sinh nhật 40 tuổi một ngày. Tháng 10 hàng năm sẽ đổi mức nộp.
Thuế cư trú
Tính từ tháng 6 năm thứ 2 kể từ khi vào công ty.
Megumi: Vậy con nhất định sẽ nói lại với nhân viên mới.
Sachiko: Vì có trường hợp tăng lương cơ bản nhưng tổng tiền nhận được vẫn không đổi, nên chú ý về chi tiêu gia đình tránh gặp khó khăn. Dựa vào thu nhập bình quân từ tháng 4 đến tháng 6 mà quyết định mức tiền phải đóng, từ tháng 9 bắt đầu thu theo mức đấy, nên nếu tháng 10 tiền lương có thay đổi thì cũng đừng quá ngạc nhiên.
■Xác nhận trên bảng chấm công tiền làm thêm giờ
Theo lời cô Sasaki Yumiko bên Bảo hiểm lao động xã hội
Hãy xác nhận rằng bảng chấm công và tiền làm thêm giờ trên bảng lương có sai gì không. Ví dụ như có khả năng là những ngày nghỉ mà phải đi làm hay tiền tăng ca không được tính. Có những công ty trả tiền tăng ca cố định nên nếu làm quá giờ tăng ca bình thường họ sẽ sai sót mà không tính vào. Ví dụ hàng tháng trả tiền tăng ca 30 tiếng nhưng thực chất làm 35 tiếng thì 5 tiếng còn lại bị sai, nên phải xác nhận để lấy tiền 5 tiếng đó.
Không thể phủ định việc tiền bảo hiểm và tiền thuế có đôi khi cũng bị tính sai. Không nhất thiết phải tính hàng thang nhưng ít nhất 1 năm 1 lần nên kiểm tra lại. Có gì không đúng thì hãy liên lạc với người quản lý tính toán. Nếu chứng minh được số tiền bị thiếu thì hãy thảo luận với cục kiểm định lao động.
(Người nghe Fuji Yoshinori)
Dựa theo báo Nikkei ngày 25 tháng 4 năm 2018
https://style.nikkei.com/article/DGXMZO29760220U8A420C1NZKP00?channel=DF130120166345