1.SPI là gì?
Xin chào mọi người!
Chủ đề của bài viết lần này là “SPI".
SPI hay còn gọi là “適性テスト-bài kiểm tra phù hợp". Chắc hẳn các bạn đang chuẩn bị đi làm tại Nhật đã từng nghe về bài kiểm tra này một lần rồi, nhưng cũng sẽ có bạn mới nghe qua lần đầu! Đây là một phần không thể tránh khỏi khi tìm việc tại Nhật, cùng nhau tìm hiểu về SPI xem nhé!
Đầu tiên, SPI viết tắt của Synthetic Personality Inventory (kiểm tra tính cách tổng hợp), ra đời vào năm 1974 bắt nguồn từ cách suy nghĩ “không chỉ căn cứ vào các thông tin bề nổi như quá trình học tập, quá trình làm việc v.v.. mà còn muốn tố chất của cá nhân đó cũng đóng góp vào quyết định của nhà tuyển dụng". SPI được sử dụng như một bài kiểm tra độ phù hợp, nhằm đo lường những tố chất (tính cách - năng lực) cần thiết của một người đi làm bình thường trong xã hội. Hiện nay có hơn 90% doanh nghiệp áp dụng hình thức kiểm tra phù hợp này khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Trong đó, xét theo thành tích thực tế năm 2019 SPI là hình thức kiểm tra chiếm thị phần No.1 với số công ty áp dụng là 13,600 công ty/ năm và số người làm bài kiểm tra là 2,040,000 người (※1).
※1 Nguồn https://www.spi.recruit.co.jp/spi3news/000148.html
Hơi khó hiểu một chút nhưng nếu giải thích một cách đơn giản thì đây là bài kiểm tra năng lực căn bản của người đang tìm việc. Về cơ bản, trước khi bước vào vòng phỏng vấn nhiều trường hợp SPI sẽ được sử dụng như một “tiêu chuẩn lọc đầu vào" nhằm xác định xem đó có phải là người có trình độ mà doanh nghiệp đang yêu cầu hay không?
SPI bao gồm 2 phần: kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực.
Sau đây cùng xem nội dung của SPI nhé!
2.Kiểm tra tính cách
Kiểm tra tính cách đúng như tên gọi của nó là bài kiểm tra đánh giá tính cách.
Bài kiểm tra phân chia thành 18 loại tính cách thông qua khoảng 300 câu hỏi, đánh giá tính cách của một người có khuynh hướng như thế nào?
Nếu chỉ nhìn vào đây, có lẽ bạn sẽ cảm thấy nó tương tự như trắc nghiệm MBTI mà tôi đã giới thiệu trong bài viết trước đây nhỉ.
Nhưng thật ra cũng có trường hợp kết quả của bài kiểm tra tính cách được sử dụng để bố trí, sắp xếp nhân viên sau khi đã vào công ty.
Cần chú ý nếu chỉ vì muốn đạt kết quả bài kiểm tra tốt mà trả lời trái với tính cách thật sự của bản thân,
và lại trả lời bằng một nội dung hoàn toàn khác với câu hỏi tương tự,
thì rất có thể sẽ cho ra một kết quả “có tính hư cấu"!
Ở một mức độ nào đó, tôi khuyên bạn nên trả lời thật trung thực và chính xác!
3.Kiểm tra năng lực
Kiểm tra năng lực là bài kiểm tra đánh giá năng lực giao tiếp, năng lực suy nghĩ, năng lực học tập thông qua hai dạng bài kiểm tra ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Ở phần ngôn ngữ sẽ xuất hiện những bài đọc văn bản chữ hán, tiếng nhật v.v.
Còn ở phần phi ngôn ngữ sẽ xuất hiện những bài toán cơ bản
Phần lớn sinh viên đại học ở Nhật sẽ bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp 1 năm. SPI được chuẩn bị trước cả thời gian đó. SPI không quá khó, nói những sinh viên ngành xã hội còn vừa làm vừa khóc ra máu với bài thi phi ngôn ngữ là nói quá nhưng dù sao thì mọi người cũng phải trải qua khó khăn này.
Thông thường, độ khó của kỳ thi năng lực SPI ở trình độ THCS, THPT của Nhật, không khác mấy với trình độ THCS, THPT của nước khác.
Tuy nhiên, đứng từ lập trường của du học sinh, vì phải trả lời bằng tiếng Nhật các nội dung ở trình độ THCS, THPT nên cảm thấy kì thi khó hơn.
Chính vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị thật cẩn thận !
4 Cách dự thi
Có 4 cách dự thi SPI.
①Dự thi tại trung tâm tổ chức thi
Đăng ký ngày giờ thi trước, sau đó thi ở hội trường thi do công ty tuyển dụng chuẩn bị sẵn, làm bài thi bằng máy tính chuyên dụng.
②Dự thi trên web
Dự thi ở nơi có thể sử dụng internet (nhà, quán cà phê, trường), thi vào lúc bạn muốn.
③Dự thi trên giấy
Dự thi bằng cách khoanh tròn vào giấy mà doanh nghiệp đã chuẩn bị tại hội trường thi.
④Dự thi trong doanh nghiệp
Đến trực tiếp doanh nghiệp rồi làm bài thi bằng máy tính trong doanh nghiệp.
Trước khi có COVID-19 mọi người thường làm theo cách ① - thi tại trung tâm tổ chức thi nhưng gần đây thì số người thi theo cách ② - thi trên web cũng tăng lên khá nhiều.
Thành thật mà nói, có thể chỉ là khác nhau về môi trường dự thi nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng thi tại nhà thì không cảm thấy căng thẳng, có thể thoải mái dự thi thì cũng thật tốt.
Lần này tôi sẽ giới thiệu về SPI - con quỷ trong quá trình tìm việc ở Nhật.
Nói thật, các bạn người Nhật đang tìm việc cũng có khá nhiều khó khăn nên các bạn du học sinh thấy đây không phải là bức tường dễ dàng vượt qua được cũng là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, có một thực tế là nội dung câu hỏi đều dựa trên khuôn mẫu, nếu chuẩn bị từ trước, giải bài bằng mọi cách thì có thể đạt được một số điểm nhất định.
Các hiệu sách cũng có bán rất nhiều bộ câu hỏi SPI nên chỉ cần luyện tập kiên trì thôi.
Nói là nói như vậy nhưng sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không có trình độ tiếng Nhật tương xứng, trước hết, hãy dự thi JLPT và BJT để liên tục kiểm tra lại năng lực tiếng Nhật của mình rồi chuẩn bị thi SPT sẽ tốt hơn.
Nếu bạn có khó khăn hay muốn trao đổi về việc xin việc tại Nhật, hãy liên lạc cho WA.SA.Bi bất kỳ lúc nào nhé. Chắc chắn bạn sẽ được giúp đỡ!
Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Xin chào mọi người!
Chủ đề của bài viết lần này là “SPI".
SPI hay còn gọi là “適性テスト-bài kiểm tra phù hợp". Chắc hẳn các bạn đang chuẩn bị đi làm tại Nhật đã từng nghe về bài kiểm tra này một lần rồi, nhưng cũng sẽ có bạn mới nghe qua lần đầu! Đây là một phần không thể tránh khỏi khi tìm việc tại Nhật, cùng nhau tìm hiểu về SPI xem nhé!
Đầu tiên, SPI viết tắt của Synthetic Personality Inventory (kiểm tra tính cách tổng hợp), ra đời vào năm 1974 bắt nguồn từ cách suy nghĩ “không chỉ căn cứ vào các thông tin bề nổi như quá trình học tập, quá trình làm việc v.v.. mà còn muốn tố chất của cá nhân đó cũng đóng góp vào quyết định của nhà tuyển dụng". SPI được sử dụng như một bài kiểm tra độ phù hợp, nhằm đo lường những tố chất (tính cách - năng lực) cần thiết của một người đi làm bình thường trong xã hội. Hiện nay có hơn 90% doanh nghiệp áp dụng hình thức kiểm tra phù hợp này khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Trong đó, xét theo thành tích thực tế năm 2019 SPI là hình thức kiểm tra chiếm thị phần No.1 với số công ty áp dụng là 13,600 công ty/ năm và số người làm bài kiểm tra là 2,040,000 người (※1).
※1 Nguồn https://www.spi.recruit.co.jp/spi3news/000148.html
Hơi khó hiểu một chút nhưng nếu giải thích một cách đơn giản thì đây là bài kiểm tra năng lực căn bản của người đang tìm việc. Về cơ bản, trước khi bước vào vòng phỏng vấn nhiều trường hợp SPI sẽ được sử dụng như một “tiêu chuẩn lọc đầu vào" nhằm xác định xem đó có phải là người có trình độ mà doanh nghiệp đang yêu cầu hay không?
SPI bao gồm 2 phần: kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực.
Sau đây cùng xem nội dung của SPI nhé!
2.Kiểm tra tính cách
Kiểm tra tính cách đúng như tên gọi của nó là bài kiểm tra đánh giá tính cách.
Bài kiểm tra phân chia thành 18 loại tính cách thông qua khoảng 300 câu hỏi, đánh giá tính cách của một người có khuynh hướng như thế nào?
Nếu chỉ nhìn vào đây, có lẽ bạn sẽ cảm thấy nó tương tự như trắc nghiệm MBTI mà tôi đã giới thiệu trong bài viết trước đây nhỉ.
Nhưng thật ra cũng có trường hợp kết quả của bài kiểm tra tính cách được sử dụng để bố trí, sắp xếp nhân viên sau khi đã vào công ty.
Cần chú ý nếu chỉ vì muốn đạt kết quả bài kiểm tra tốt mà trả lời trái với tính cách thật sự của bản thân,
và lại trả lời bằng một nội dung hoàn toàn khác với câu hỏi tương tự,
thì rất có thể sẽ cho ra một kết quả “có tính hư cấu"!
Ở một mức độ nào đó, tôi khuyên bạn nên trả lời thật trung thực và chính xác!
3.Kiểm tra năng lực
Kiểm tra năng lực là bài kiểm tra đánh giá năng lực giao tiếp, năng lực suy nghĩ, năng lực học tập thông qua hai dạng bài kiểm tra ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Ở phần ngôn ngữ sẽ xuất hiện những bài đọc văn bản chữ hán, tiếng nhật v.v.
Còn ở phần phi ngôn ngữ sẽ xuất hiện những bài toán cơ bản
Phần lớn sinh viên đại học ở Nhật sẽ bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp 1 năm. SPI được chuẩn bị trước cả thời gian đó. SPI không quá khó, nói những sinh viên ngành xã hội còn vừa làm vừa khóc ra máu với bài thi phi ngôn ngữ là nói quá nhưng dù sao thì mọi người cũng phải trải qua khó khăn này.
Thông thường, độ khó của kỳ thi năng lực SPI ở trình độ THCS, THPT của Nhật, không khác mấy với trình độ THCS, THPT của nước khác.
Tuy nhiên, đứng từ lập trường của du học sinh, vì phải trả lời bằng tiếng Nhật các nội dung ở trình độ THCS, THPT nên cảm thấy kì thi khó hơn.
Chính vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị thật cẩn thận !
4 Cách dự thi
Có 4 cách dự thi SPI.
①Dự thi tại trung tâm tổ chức thi
Đăng ký ngày giờ thi trước, sau đó thi ở hội trường thi do công ty tuyển dụng chuẩn bị sẵn, làm bài thi bằng máy tính chuyên dụng.
②Dự thi trên web
Dự thi ở nơi có thể sử dụng internet (nhà, quán cà phê, trường), thi vào lúc bạn muốn.
③Dự thi trên giấy
Dự thi bằng cách khoanh tròn vào giấy mà doanh nghiệp đã chuẩn bị tại hội trường thi.
④Dự thi trong doanh nghiệp
Đến trực tiếp doanh nghiệp rồi làm bài thi bằng máy tính trong doanh nghiệp.
Trước khi có COVID-19 mọi người thường làm theo cách ① - thi tại trung tâm tổ chức thi nhưng gần đây thì số người thi theo cách ② - thi trên web cũng tăng lên khá nhiều.
Thành thật mà nói, có thể chỉ là khác nhau về môi trường dự thi nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng thi tại nhà thì không cảm thấy căng thẳng, có thể thoải mái dự thi thì cũng thật tốt.
Lần này tôi sẽ giới thiệu về SPI - con quỷ trong quá trình tìm việc ở Nhật.
Nói thật, các bạn người Nhật đang tìm việc cũng có khá nhiều khó khăn nên các bạn du học sinh thấy đây không phải là bức tường dễ dàng vượt qua được cũng là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, có một thực tế là nội dung câu hỏi đều dựa trên khuôn mẫu, nếu chuẩn bị từ trước, giải bài bằng mọi cách thì có thể đạt được một số điểm nhất định.
Các hiệu sách cũng có bán rất nhiều bộ câu hỏi SPI nên chỉ cần luyện tập kiên trì thôi.
Nói là nói như vậy nhưng sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không có trình độ tiếng Nhật tương xứng, trước hết, hãy dự thi JLPT và BJT để liên tục kiểm tra lại năng lực tiếng Nhật của mình rồi chuẩn bị thi SPT sẽ tốt hơn.
Nếu bạn có khó khăn hay muốn trao đổi về việc xin việc tại Nhật, hãy liên lạc cho WA.SA.Bi bất kỳ lúc nào nhé. Chắc chắn bạn sẽ được giúp đỡ!
Chúc các bạn một ngày tốt lành!