Xứ sở hoa Anh Đào
Đây là tên gọi quen thuộc của du khách khi nhắc đến Nhật Bản. Ở Nhật, hoa Anh Đào nở rộ khắp mọi nơi, nó được coi như quốc hoa. Thời điểm hoa Anh Đào nở rộ là cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm.
Đặc điểm của Anh Đào là nở rất nhanh, tàn phai cũng chóng vánh mặc dù nó là loài cây rất khó trồng, vì thế người Nhật luôn coi hoa Anh Đào là phản ứng cho tinh thần quyết liệt, rất nhạy cảm và tỏa sáng rực rỡ.
Đất nước hoa Cúc
Tên gọi này có phần lạ lẫm với nhiều người nhưng nó có mặt ở hầu hết mọi hoạt động nghệ thuật và đời sống. Người ta dùng họa tiết hoa Cúc để trang trí cho bộ kimono cổ truyền, trên bia mộ, trên hộ chiếu và thậm chí là trong những chiếc bánh ngọt.
Ngay cả quốc huy của Nhật Bản cũng có hình hoa cúc. Nó cũng là loài hoa được ưa chuộng trong việc tạo dáng bonsai.
Đất nước Mặt trời mọc
Có rất nhiều lý do, yếu tố để diễn giải cho tên gọi này.
Về phương diện địa lý thì Nhật Bản là đất nước nằm ở cực Đông của Châu Á , có thể nhìn thấy Mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Á.
Về phương diện tín ngưỡng thì theo truyền thuyết, tổ tiên của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu.
Về mặt Ngôn ngữ học, Tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm hán việt. Quốc hiệu viết bằng kanji của nước này là 日本 với nichi (日) đọc là Nhật ("Mặt Trời" hoặc "ngày") và hon (本) đọc là Bản ("nguồn gốc"). Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa "Gốc của Mặt trời" hay "Mặt Trời mọc".
Nhiều quốc gia khác cũng vì những nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là "Đất nước Mặt Trời mọc”.
Xứ Phù Tang
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑), đề cập đến cây phù tang.
Theo truyền thuyết cổ phương đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang mang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
Đây là tên gọi quen thuộc của du khách khi nhắc đến Nhật Bản. Ở Nhật, hoa Anh Đào nở rộ khắp mọi nơi, nó được coi như quốc hoa. Thời điểm hoa Anh Đào nở rộ là cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm.
Đặc điểm của Anh Đào là nở rất nhanh, tàn phai cũng chóng vánh mặc dù nó là loài cây rất khó trồng, vì thế người Nhật luôn coi hoa Anh Đào là phản ứng cho tinh thần quyết liệt, rất nhạy cảm và tỏa sáng rực rỡ.
Đất nước hoa Cúc
Tên gọi này có phần lạ lẫm với nhiều người nhưng nó có mặt ở hầu hết mọi hoạt động nghệ thuật và đời sống. Người ta dùng họa tiết hoa Cúc để trang trí cho bộ kimono cổ truyền, trên bia mộ, trên hộ chiếu và thậm chí là trong những chiếc bánh ngọt.
Ngay cả quốc huy của Nhật Bản cũng có hình hoa cúc. Nó cũng là loài hoa được ưa chuộng trong việc tạo dáng bonsai.
Đất nước Mặt trời mọc
Có rất nhiều lý do, yếu tố để diễn giải cho tên gọi này.
Về phương diện địa lý thì Nhật Bản là đất nước nằm ở cực Đông của Châu Á , có thể nhìn thấy Mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Á.
Về phương diện tín ngưỡng thì theo truyền thuyết, tổ tiên của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu.
Về mặt Ngôn ngữ học, Tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm hán việt. Quốc hiệu viết bằng kanji của nước này là 日本 với nichi (日) đọc là Nhật ("Mặt Trời" hoặc "ngày") và hon (本) đọc là Bản ("nguồn gốc"). Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa "Gốc của Mặt trời" hay "Mặt Trời mọc".
Nhiều quốc gia khác cũng vì những nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là "Đất nước Mặt Trời mọc”.
Xứ Phù Tang
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑), đề cập đến cây phù tang.
Theo truyền thuyết cổ phương đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang mang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.